Được tạo thành từ các cụm tế bào có chứa sắc tố melanin, tàn nhang thường là những đốm màu nâu hoặc nâu nhạt trên da. Nó cũng là một trong những yếu tố khiến phái nữ kém tự tin khi giao tiếp. Vậy bạn hiểu gì về tàn nhang? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Hiểu về tàn nhang

1.1. Tàn nhang là gì?

Tàn nhang là tình trạng rối loạn sắc tố lành tính trên da, thường không lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe của ngươi. Sắc tố melanin trong da bảo vệ làn da khỏi tác hại tia cực tím từ mặt trời. Vậy nên, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm kích hoạt các tế bào hắc tố sản xuất nhiều melanin hơn. 

Ai cũng có thể bị tàn nhang. Nhưng người da trắng thường bị tàn nhang hơn, do cơ thể thường sản xuất ít melanin và chỉ khi ra nắng, mới tiết ra melanin nhiều hơn những người có làn da sẫm màu.  

tan-nhangTàn nhang là tình trạng rối loạn sắc tố lành tính trên da

1.2. Tàn nhang xuất hiện như thế nào?

  • Xuất hiện trên vùng da các đốm nhỏ màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm. Có trường hợp là màu vàng sẫm hoặc màu đỏ. 
  • Kích thước từ một đến vài mm.
  • Thường mọc rải rác hoặc là tập trung, không đồng nhất.
  • Những vùng da hở và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều sẽ có nhiều tàn nhang. 
  • Màu sắc tàn nhang đậm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng.

2. Nguyên nhân xuất hiện tàn nhang

2.1. Do di truyền học 

Cơ thể người có thể tự sản xuất ra 2 loại melanin là pheomelanin và eumelanin

  • Eumelanin bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV từ ánh nắng
  • Pheomelanin thì không bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh nắng

Những người có mắt và làn da sáng màu thường sẽ sản xuất nhiều pheomelanin và có khả năng xuất hiện tàn nhang nhiều hơn. 

tan-nhangTàn nhang là tình trạng rối loạn sắc tố lành tính trên da

2.2. Ánh nắng mặt trời

Tác động từ tia UV-B trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân khiến da bị tàn nhang. Cụ thể là khi tiếp xúc, tế bào da sẽ hình thành cơ chế tự sản xuất thêm melanin nhằm bảo vệ da, nên tàn nhang dễ dàng xuất hiện hơn.

>>> Đọc thêm:   Hiểu Về Nám Da Để Biết Cách Điều Trị

3. Phương pháp điều trị tàn nhang

3.1. Kem chống nắng

Bạn không nên quá “thần thánh” kem chống nắng. Vì kem chống nắng sẽ không giúp loại bỏ các vết tàn nhang hiện có trên da. Mà nó chỉ giúp ngăn ngừa xuất hiện những vết tàn nhang mới. Vì vậy, nếu không có vấn đề gì cản trở, bạn nên sử dụng kem chống nắng quanh năm ngay cả khi trời nhiều mây. 

Cách sử dụng kem chống nắng như sau:

  • Bạn nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn.
  • Ít nhất 15 phút trước khi ra tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bạn cần phải bôi kem chống nắng vì cần có thời gian để kem phát huy công dụng.
  • Hãy cố gắng mỗi hai giờ nên bôi lại kem chống nắng. Trường hợp đi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều thì nên bôi kem chống nắng ngay và luôn.tan-nhangBạn nên thoa kem chống nắng quanh năm ngay cả khi trời nhiều mây

3.2. Điều trị tàn nhang bằng laser

Điều trị bằng laser là phương pháp sử dụng các xung ánh sáng có tập trung với cường độ cao để chiếu vào các vùng da bị tổn thương.

Nghiên cứu năm 2015 laser 1064 Q-Switched Nd YAG đã chỉ ra rằng có nhiều loại laser khác nhau làm sáng hơn 50% tàn nhang ở 62% người tham gia trong việc điều trị tàn nhang. 

Điều trị bằng laser an toàn và nguy cơ sẹo rất thấp. Tuy nhiên, vẫn có một số tác dụng không mong muốn đó là:

  • Ngứa
  • Sưng tấy, mẩn đỏ
  • Nhiễm trùng
  • Thay đổi màu da

Laser có thể kích thích bùng phát mụn rộp quanh miệng nên nếu bạn có tiền sử bị mụn rộp thì nên dùng thuốc kháng virus trước khi điều trị bằng laser.

Bạn nên thông báo cho bác sĩ các loại thuốc hoặc kem mình đang sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Và điều trị bằng laser thường mất đến 2 tuần để hồi phục nên bạn cần kiên nhẫn. 

tan-nhang Kết quả nghiên cứu cho thấy điều trị bằng tia laser này làm sáng hơn 50% tàn nhang ở 62% người tham gia.

3.3 Phẫu thuật lạnh

Phẫu thuật lạnh là phương pháp sử dụng cực lạnh ở dạng nitơ lỏng để in dấu và tiêu diệt các tế bào da không tốt. Phương pháp này rất an toàn mà bạn không cần gây tê và thời gian phục hồi nhanh mà không để lại sẹo.

Tác dụng phụ không mong muốn là giảm sắc tố da, chảy máu và phồng rộp, rất ít khi xuất hiện.

3.4. Kem tẩy trắng tại chỗ

Kem làm mờ còn được nhiều người gọi là kem tẩy trắng. Bạn không cần có toa hay kê đơn vẫn có thể mua được tại các nhà thuốc.

Kem tẩy trắng thường có chứa hydroquinone. Nó có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất melanin và làm sáng các vùng da tối màu.

Tuy nhiên, các tác dụng không mong muốn khi sử dụng kem hydroquinone tại chỗ là:

  • Viêm da
  • Khô da
  • Phồng rộp, nóng rát
  • Thay đổi màu da

tan-nhang

3.5. Kem retinoid tại chỗ

Kem retinoid là hợp chất vitamin A dùng để cải thiện da bị tổn thương do tia UV và có công dụng trong việc làm sáng tàn nhang.

Retinoids hấp thụ bức xạ tia cực tím UVB giúp ngăn ngừa xuất hiện những nốt tàn nhang mới hình thành.

Các loại kem retinoid được bán nhiều trên thị trường và không cần kê đơn. Tuy nhiên, nó vẫn tiềm ẩn các tác dụng không mong muốn như khô da, kích ứng, nhạy cảm,…

3.6. Tẩy da chết hóa học

Là phương pháp dùng các sản phẩm có sử dụng dung dịch hóa học để tẩy tế bào chết và làm bong tróc các vùng da chết. Các sản phẩm này có chứa acid glycolic hoặc acid trichloroacetic thâm nhập vào các lớp giữa của da, từ đó loại bỏ các tế bào da chết và kích thích sản sinh các tế bào da mới.

Sản phẩm tẩy da chết hóa học có thể gây ra những phản ứng không mong muốn như:

  • Da nổi đỏ mẩn
  • Kích ứng
  • Đóng vảy
  • Sưng tấy

Bạn cần phải vệ sinh da hằng ngày và bôi thuốc để rửa sạch các tế bào chết trên da. Bên cạnh đó bạn cũng có thể phải sử dụng thuốc kháng virus theo toa trong thời gian tối đa hai tuần và hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời cho đến khi da lành lại.

tan-nhangBạn cần phải vệ sinh da hằng ngày và bôi thuốc.

3.7. Các biện pháp tự nhiên

Một số biện pháp tự nhiên để loại bỏ tàn nhang được nhiều người sử dụng, vừa đảm bảo an toàn mà có thể thực hiện ngay tại nhà như:

  • Nước cốt chanh: bằng cách sử dụng bông tẩy trang thoa trực tiếp nước cốt chanh lên da sau đó rửa sạch.
  • Mật ong: Kết hợp mật ong với đường hoặc muối để tạo thành hỗn hợp tẩy tế bào chết.
  • Sữa bơ: Thoa trực tiếp sữa bơ lên ​​da và giữ nguyên trong 10 phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm. Bạn cũng có thể tạo mặt nạ bằng cách kết hợp sữa bơ với bột yến mạch.
  • Kem chua: Giống như sữa bơ, kem chua có chứa axit lactic, có thể thoa trực tiếp kem chua lên da và rửa sạch bằng nước ấm sau vài phút.
  • Sữa chua: Thoa trực tiếp sữa chua lên da và giữ nguyên trong vài phút. 
  • Hành tây: Chà xát hành tây lên da, sau đó rửa sạch da trong nước ấm. 

tan-nhang-va-namTàn nhang không phải là ung thư

Tàn nhang rất dễ nhầm với ung thư da, tuy nhiên, nó KHÔNG PHẢI là ung thư. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi về kích thước, màu sắc hoặc hình dạng của tàn nhang, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và có biện pháp khắc phục.

Lời kết

Tàn nhang là một trong những khuyết điểm mà nhiều người muốn bỏ đi mắc dù chỉ là vấn đề da liễu thường gặp và lành tính. Các biện pháp điều trị xâm lấn có hiệu quả nhưng cần thời gian chữa bệnh lâu dài và đôi khi gặp phải những tác dụng không mong muốn. Vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu để xác định phương pháp loại bỏ tốt nhất cho bạn.

 

Tác giả

Related posts

All in one