Nám da là các mảng màu nâu xuất hiện trên da, trên mặt và có khi cả cẳng tay và cổ…. Đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng ở da, tuy nhiên, lại gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến ngoại hình và tâm lý của chúng ta. Vậy làm sao để điều trị nám da hiệu quả?

1. Nám da – Hiểu để biết cách điều trị

1.1. Nám da là gì?

Nám là tình trạng da mặt xuất hiện những đốm tròn nhỏ, sậm màu, có màu vàng, nâu vàng, nâu sáng nhưng phần lớn là màu nâu đen. Và nám phân bố chủ yếu thành từng mảng ở hai bên gò má, mũi, trán, cằm, hay xuất hiện ở những người có làn da đẹp, trắng, mỏng và mịn.

Bản chất của nám là do các sắc tố melanin ở lớp đáy và trung bì phát triển quá mức, càng để lâu, vết nám càng có xu hướng lan rộng, đậm màu và khó chữa trị hơn.

nam-da

Nám là tình trạng da mặt xuất hiện những đốm tròn nhỏ, sậm màu

1.2. Phân loại nám da

  • Nám từng mảng: Thường xuất hiện ở lớp biểu bì – lớp trên cùng của da, được gọi là “chân nám” nông và dễ điều trị dứt điểm nhất. Khi môi trường nắng nóng, ô nhiễm hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, uống thuốc ngừa thai sẽ là nhân tố khách quan gây ra loại nấm này.
  • Nám sâu (nám đốm): Nếu soi trên máy chuyên nghiệp thì có thể thấy chân nám nằm ở sâu dưới lớp hạ bì của da. Thế nên, loại nám này thường khó xử lý hơn và khó trị dứt điểm. Nguyên nhân loại nám này thường do di truyền, nội tiết tố, hormone thay đổi đột ngột vì quá trình làm mẹ.
  • Nám hỗn hợp: Là bao gồm hai loại nám da trên và điều trị tương đối phức tạp tại các vùng nám khác nhau trên cùng một khuôn mặt.

nam-daNám được chia thành 3 loại tùy vào mất độ nám và tình trạng da

1.3. Nguyên nhân nám da

1.3.1. Nguyên nhân từ bên trong cơ thể

  • Di truyền: Những người có bố mẹ bị nám thì nguy cơ di truyền bệnh nám cao hơn rất nhiều.
  • Rối loạn sắc tố da: Quá trình sinh hóa của chất amin-tyro-sine trong máu tăng hoặc giảm đột ngột đều có thể khiến các sắc tố gây nám phát triển mạnh mẽ.
  • Nội tiết cơ thể thay đổi: Thường xuất hiện trong quá trình mang thai, mãn kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.
  • Bệnh phụ khoa mãn tính: Khi bạn bị viêm tử cung, viêm phần phụ, các bệnh về gan, giun sán, sốt rét hoặc di chứng sau điều trị các bệnh ngoài da vùng mặt đều có thể bị nám.
  • Tâm lý tinh thần: stress, áp lực tinh thần căng thẳng kéo dài đều có thể là nguyên nhân gây ra nám.

nam-daCó nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nám

1.3.2. Nguyên nhân từ bên ngoài

  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý.
  • Sử dụng thuốc, mỹ phẩm không đúng cách dễ gây bệnh nám da mặt.
  • Tác động từ ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm…

2. Nhận biết nám da

Muốn nhận biết được nám, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Những vùng da hay tiếp xúc với ánh mặt trời có xuất hiện màu nâu vàng, nâu đậm. Thông thường màu sắc ở các vùng nám không đồng nhất.
  • Trên gò má, trán, mũi thường xuất hiện các vết nám.
  • Khi ra nắng thì các vết nám thường đậm màu hơn.

nam-daBạn có thể nhận biết nám bằng cách quan sát

Tuy nhiên, bạn phải chú ý quan sát vì nám da rất dễ bị nhầm lẫn với một số biểu hiện của ung thư da hay các bệnh ngoài da khác. Cách tốt nhất là bạn đến bác sĩ da liễu để biết đó có phải là nám hay không.

Thông thường, bác sĩ dễ dàng chẩn đoán bạn có bị nám hay không bằng cách nhìn trực tiếp lên da của người bệnh. Những trường hợp muốn chẩn đoán chính xác có thể sử dụng loại đèn đặc biệt – đèn wood phát ra ánh sáng cực tím để kiểm tra kỹ hơn làn da của bạn.

Nếu da bạn thuộc trường hợp hiếm gặp thì bác sĩ có thể làm sinh thiết bằng một mảnh rất nhỏ trên da của bạn.

3. Cách điều trị nám da

Trường hợp nám do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai thì sau khi sinh hoặc ngừng thuốc thì nám tự mờ dần.

Tuy nhiên, có những trường hợp nám kéo dài nhiều năm hoặc kéo dài suốt đời thì bạn cần tìm cách điều trị. Song, không phải tất cả các phương pháp điều trị đều có hiệu quả với tất cả mọi người và nám có thể quay trở lại.

cham-soc-sac-dep

Bạn cần phải kiên nhẫn rất nhiều để điều trị nám 

3.1. Hydroquinone

Hydroquinone có trong kem dưỡng da dạng kem hoặc gel. Người bị nám có thể bôi trực tiếp sản phẩm Hydroquinone lên các mảng da bị đổi màu giúp các mảng da sáng màu hơn.

Bạn có thể dễ dàng mua Hydroquinone tại các quầy thuốc.

3.2. Corticosteroid và tretinoin

Corticosteroid và tretinoin giúp làm sáng màu các mảng nám có trong thành phần các thuốc dưới dạng kem, nước thơm hoặc gel.

3.3. Kem kết hợp (Combined creams)

Trong thành phần của kem kết hợp có thể chứa cả hydroquinone, corticosteroid và tretinoin và bác sĩ da liễu chọn kê toa tùy vào trường hợp.

3.4. Thuốc bôi ngoài da

Bác sĩ da liễu cũng có thể kê toa axit azelaic hoặc axit kojic làm sáng các vùng da tối để thay thế các loại kem khác.

nam-da

Có nhiều cách để điều trị nám

3.5. Kỹ thuật y tế

Nếu trường hợp dùng thuốc không chữa trị được, bác sĩ da liễu có thể chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật như:

  • Điều trị siêu mài mòn da
  • Thay da sinh học
  • Điều trị bằng laser
  • Liệu pháp ánh sáng
  • Mài da

Bạn không nên tự ý chữa trị hay đến các cơ sở “ngầm” để trị nám vì có thể gây tác dụng phụ hoặc có thể gây ra thêm các vấn đề về da. Do đó, hãy xin ý kiến của bác sĩ da liễu để hiểu được tất cả các rủi ro cũng như phương pháp điều trị tốt nhất cho da của bạn.

4. Phòng ngừa nám da mặt như thế nào?

4.1. Kiên nhẫn

Nám cần có thời gian đề điều trị. Vậy nên, bạn phải thật sự kiên nhẫn. Mặc dù chỉ mất vài tuần để bạn nhận thấy sự thay đổi trên làn da của bọn, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy mỗi người mất khoảng 3 đến 6 tháng mới xử lý được hầu hết các vết nám, trong trường hợp bạn tuân thủ các chế độ được liệt kê ở trên. Trường hợp có thể điều trị nám trong vòng 12 tháng. Bạn sẽ thấy kết quả chỉ cần kiên trì với nó và tin tưởng vào quá trình điều trị.

cham-soc-sac-depBảo vệ da tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp

4.2. Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ da 

Nguyên nhân số một của nám chính là tia UV, ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy, bạn không nên cho da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Trước khi ra đường, bạn cần bôi kem chống nắng hoặc sử dụng kính râm, mũ rộng vành, khẩu trang, áo chống nắng khi đi ra ngoài.

Thường xuyên vệ sinh da mặt bằng nước sạch và mỹ phẩm chuyên dụng.

Ngoài ra, bạn cũng nên đắp mặt nạ dưỡng da nhằm cung cấp các dưỡng chất, vitamin thiết yếu.

4.3. Bổ sung cho cơ thể những vitamin cần thiết

Việc cung cấp đầy đủ những vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin: A, C, E, B12, uống nhiều nước, cần tránh các thức ăn cay nóng làm xung huyết da, các loại rượu, bia. Sẽ giúp bạn bù đắp cho cơ thể một lượng chất nhất định, giúp tái tạo da đồng thời ngăn ngừa sự biến đổi, rối loạn của các hooc môn, vì vậy cũng giảm nguy cơ nám xuất hiện.

4.4. Tuyệt đối hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Để che khuyết điểm các vết nám, nhiều người đã sử dụng mỹ phẩm nhưng việc lạm dụng mỹ phẩm có thể gây tổn thương cho da. Với những người chưa bị nám, việc lạm dụng các loại mỹ phẩm đặc biệt các loại mỹ phẩm rẻ tiền có thể khiến xuất hiện nám da.Vì trong mỹ phẩm có rất nhiều hóa chất, không tốt cho da, sẽ vô tình giết chết tế bào da và tạo cơ hội cho nám phát triển. Việc lạm dụng mỹ phẩm sẽ khiến người bệnh khó có thể trị nám da dứt điểm. Còn với những người đã bị nám, cách chăm sóc da tốt nhất cũng là hạn chế sử dụng mỹ phẩm. Nếu lạm dụng vô tình làm nám phát triển và lan rộng theo cấp số nhân.

cham-soc-sac-dep

Thường xuyên chăm sóc da để không bị nám

4.5. Tránh mọi căng thẳng, lo lắng

Lo lắng, mệt mỏi là một trong những nguyên nhân gây nám chủ yếu. Thức đêm nhiều và sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, các thực phẩm nhiều mỡ đều không hề tốt đối với làn da, khiến cho hooc môn trong cơ thể bị biến đổi, gây nám. Đặc biệt những yếu tố trên cũng ảnh hưởng tới quá trình hồi phục những vùng nám. Bạn hãy tự sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho mình.

Lời kết

Nám da không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng giống như mụn, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ, và mọi người luôn muốn loại bỏ nó. Tiếc rằng điều trị hoàn toàn nám da là điều không thể, tuy nhiên bạn vẫn có những cách có thể giúp giảm nám hiệu quả và đem lại kết quả lâu dài.

 

Tác giả

Related posts

All in one